Chuột là loài động vật có vú, thuộc bộ gặm nhấm. Các loài chuột từ trước đến nay không chỉ đa dạng về chủng loại mà số lượng mỗi chủng loại còn rất lớn. Chúng dễ thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau nên việc chúng có mặt ở khắp mọi nơi là điều dễ hiểu, và dường như không ở đâu là không có chuột. Một đặc tính của chuột là không sinh đẻ có kế hoạch, tuy tuổi thọ của chúng khá ngắn, từ 1 -2 năm, duy chỉ có chuột hoang là sống quá 6 năm. Và chúng thường tạo ra quá nhiều những chủng loại và số lượng lớn, gây thiệt hại rất nhiều đến đời sống và sản xuất.
Gặm nhấm
Do răng cửa hàng năm mọc dài 110-140 mm, nếu chỉ ăn thức ăn mềm không bào mòn được răng vì thế chúng phải cắn, gậm, khoét các đồ đạc cứng. Nếu không bào mòn được răng, đến một lúc nào đó chúng không há miệng được và chúng có thể phải chết. Do đó chúng thường xuyên phải gậm và cắn các vật cứng.
Tuyến hoạt động:
Chuột được xếp vào loại nhát gan và nhậy cảm. Chúng rất thận trọng khi rời hang đikiếm ăn, thường đi theo lối cũ, đường đi thường sát chân tường, khe vách, ven bờ ruộng, lùmcây, giữa cỏ dầy hoặc đống lá kín đáo. Dần dần đường đi tạo thành một lối mòn nhẵn. Chuộtcó khả năng leo trèo rất giỏi, chúng dễ dàng bò qua dây điện, tường gạch, tường đất, đường ống…. Không những thế chúng có khả năng nhảy cao tới 70 – 80 cm và nhảy xa tới 1,2 m.
Di trú:
Có 2 loại di trú là di trú không quay lại chỗ cũ và di trú có quay lại chỗ cũ. Loại thứ nhấtliên quan tới các yếu tố sinh thái như lũ lụt, thiếu thức ăn lâu dài. Chẳng hạn như một số vùng trên thế giới cứ đến cuối thu hàng vạn con chuột bắt đầu ra đi từ vùng cao xuống vùng thấp, trên đường đi nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tạo nên quần thể ở nơi mới và không trở lại nơi cũ nữa. Loại thứ hai thường thấy đối với nhóm chuột sống trong nhà, khi lúa chín chúng rời nhà ra ruộng lúa và khi lúa đã gặt hết, chúng lại rời ruộng vào trong nhà.Quá trình di trú chuột mang các loại bệnh tật từ nơi này sang nơi khác cho con người và gia súc.
Tập tính ăn:
Chuột là nhóm động vật ăn tạp. Thức ăn chính là thực vật. Nhóm sống trong nhà thì chúng sử dụng hầu hết thức ăn như con người, kể cả các gia vị. Nhưng thức ăn mà chúng ưa thích là ngũ cốc, các loại thức ăn được chế biến. Chúng ít tấn công các sản phẩm rau quả có nhiều nước. Nhóm sống ngoài nhà thích ăn hạt lúa, ngô, cỏ, trái cây, côn trùng, tôm cua, gia cầm nhỏ, thậm chí cả phân. Lượng thức ăn trong một ngày là rất lớn, chiếm 10% khối lượng cơ thể. Nước uống đối với chuột không thực sự quan trọng vì chúng có thể lấy nước từ thức ăn. Khả năng nhịn đói của chuột không cao, thông thường thiếu nước và thức ăn chúng chỉ có thể sống được từ 3 – 5 ngày. Điều đặc biệt cần lưu ý là khi có thức ăn mới, chúng thử ăn một ít, nếu không có vấn đề gì chúng mới tiếp tục ăn.
Khả năng sinh sản:
Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm, giảm vào mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Sau khi giao hợp và một thời kỳ mang thai khoảng 22 ngày, chuột mẹ sẽ đẻ một lứa tứ 8 đến 12 con con. Lúc mới sinh thì con con không lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 9 đến 14 ngày mắt sẽ mở và từ 10 đến 15 ngày sau đó thì chúng thôi bú. Vào thời điểm này, chuột con bắt đầu đi ra khỏi tổ một khoảng cách ngắn, bắt chước con mẹ làm quen với môi trường xung quanh, nguồn thức ăn, nơi ẩn nấp và đào hang. Con con phát triển giới tính sau khoảng ba tháng tuổi, mặc dù ở điều kiện thuận lợi thì có thể chỉ cần 8 tuần. Cứ 4 đến 5 ngày con cái có thể động đực và chúng có thể giao hợp trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm và có nuôi sống khoảng 20% hoặc hơn mỗi năm. Nếu được nuôi dưỡng thì chuột cống có thể sống tới 3 năm, nhưng ở điều kiện tự nhiên thì chúng sống trung bình từ 5 đến 12 tháng.
<<< DỊCH VỤ DIỆT CHUỘT- AN TOÀN- CHUYÊN NGHIỆP>>>
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM SOÁT DỊCH HẠI IPM
Trụ sở: Số 03, đường Quang Lai, thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Văn phòng chi nhánh: Bao phủ toàn quốc
Hà Nội Bắc Ninh Hải Phòng Nghệ An Đà Nẵng
Hưng Yên Hà Nam Hải Dương Quảng Ninh Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0976.364.613- 1900.8985
Email: [email protected]