ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ CÁC LOẠI RUỒI

1.TỔNG QUAN

Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amip, tả, dịch tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn, bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt thelazia, bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi). Trong bài viết này Kiểm soát dịch hại IPM sẽ giới thiệu tới các bạn các loại ruồi hiện đang có mặt và gây hại tại Việt Nam.

2. CÁC LOẠI RUỒI

2.1. Ruồi Nhà

  • Tên khoa học: Musca domestica
  • Phân bố: Sung quanh và trong nhà.
  • Phân loại: 1 loài
  • Đặc điểm về mặt hình thái: Con trưởng thành dài 5-8 mm, ngực màu xám có 4 sọc nhỏ, bụng có màu da bò hoạc vàng, mắt kép phức tạp với hàng ngàn thấu kính giúp ruồi có trường quan sát rộng. Ấu trùng có màu trắng và nhỏ dần thành một mũi nhọn ở cuối phần đầu, có 2 điểm lỗ thở ở phía đằng sau, không chân và dài 12mm khi trương thành. Trứng được đẻ thành các mẻ từ 120 đến 150 trứng và có thể nở từ 8-12 tiếng, ấu trùng có thể mất 3-60 ngày dể trưởng thành, nhộng trưởng thành trong 3-28 ngày.

  • Phương thức sinh sản: Chúng sinh sản trên rau thối rữa trong các thùng rác, thức ăn vật nuôi…Trứng nở thành ấu trùng và di chuyển đến nơi đất ẩm gần đó phát triển thành nhộng và ruồi trưởng thành.
  • Thức ăn chính: Tất cả các loại thức ăn của con người và vật nuôi, rác thải, phân…
  • Tập tính sinh hoạt:Hoạt động mạnh vào ban ngày, ban đêm đậu trên tường, sàn nhà, trần nhà… nghỉ ngơi gần nguồn thức ăn cách măt đất từ 1,5m đến 4,5 m.
  • Tác hại (đối tượng bị hại): Mang mầm bệnh gây hại cho người và vật nuôi, gây phiền toái.
  • Phương thức gây hại: Mang mầm bệnh ở chân và cơ thể đậu vào thức ăn của người và vật nuôi, chúng tiêu hóa ngoài nên thường nôn thức ăn ra thực phẩm, rau, trái cây, đồ ăn thức uống của con người và vật nuôi.
  • Phương pháp kiểm soát: Xử lý không gian, hạ knock-down, xử lý tồn lưu đánh bả, dùng đèn bẫy côn trùng, loại bỏ nguôn thức ăn, nơi sinh sản, nguồn hấp dẫn…

2.2. Nhặng xanh

  • Tên khoa hoc: Calliphora vomitoria
  • Phân bố: Chủ yếu ở các bãi rác thải…
  • Phân loại: có 3 loài; xanh kim loại, xanh da trời và đen.
  • Đặc điểm hình thái: Con trưởng thành dài 6-13mm, màu xanh ánh kim, Ấu trùng tương tự ruồi nhà về mọi mặt trừ kích thước 19mm khi trưởng thành, chúng mất 7-12 ngày để trưởng thành.

  • Phương thức sinh sản: Sinh sản trong các chất có gốc thịt, đôi khi cả phô mai, trên các xác chết chim, chuột… Trứng nở thành ấu trùng và di chuyển đến nơi đất ẩm gần đó phát triển thành nhộng và ruồi trưởng thành.
  • Thức ăn chính: Xác chết, phân động vật, rau quả phân hủy tại các bãi rác…
  • Tập tính sinh hoạt: Chúng hoạt động mạnh vào các ngày nắng ấm, lẩn trốn vào các ngày u ám, chúng bị thu hút bởi ánh sáng phát ra từ cửa sổ
  • Tác hại (đối tượng bị hại): Mang mầm bệnh gây hại cho người và vật nuôi, gây phiền toái.
  • Phương pháp gây hại: Mang mầm bệnh ở chân và cơ thể đậu vào thức ăn của người và vật nuôi, chúng tiêu hóa ngoài nên thường nôn thức ăn ra thực phẩm, rau, trái cây, đồ ăn thức uống của con người và vật nuôi.
  • Phương pháp kiểm soát: Xử lý không gian, hạ knock-down, xử lý tồn lưu đánh bả, dùng đèn bẫy côn trùng, loại bỏ nguôn thức ăn, nơi sinh sản, nguồn hấp dẫn…

2.3. Ruồi cống

  • Tên khoa học: Psychodidae
  • Phân bố: Chúng ở các khu vực cống nước thải…
  • Phân loại: 1 loài
  • Đặc điểm hình thái: Ruồi cống dài 2cm, thân có màu xám, cánh phủ đầy lông và giữ tư thế như cái lều trên cơ thể khi đậu, trứng nở trong vòng 1-6 ngày, ấu trùng mất 10-50 ngày để trưởng thành, nhộng mất từ 3-5 ngày để trưởng thành.

  • Phương thức sinh sản: Chúng sinh sản trong các chất hữu cơ dưới cống. Trứng nở thành ấu trùng và di chuyển đến nơi đất ẩm gần đó phát triển thành nhộng và ruồi trưởng thành.
  • Thức ăn chính: Ăn các chất thải hữu cơ trong cống…
  • Tập tính sinh hoạt: Thường chui lên và đậu tại các bức tường gần miệng cống nước thải, thường xuất hiện trong nhà và các bóng râm bên ngoài. Bay rất yếu tuy nhiên gió có thể đi xa hơn 1km.
  • Tác hại (đối tượng bị hại): Mang mầm bệnh gây hại cho người và vật nuôi, gây phiền toái.
  • Phương thức gây hại: Mang mầm bệnh ở chân và cơ thể đậu vào thức ăn của người và vật nuôi, chúng tiêu hóa ngoài nên thường nôn thức ăn ra thực phẩm, rau, trái cây, đồ ăn thức uống của con người và vật nuôi.
  • Phương pháp kiểm soát: Xử lý không gian, hạ knock-down, xử lý tồn lưu đánh bả, dùng đèn bẫy côn trùng, loại bỏ nguôn thức ăn, nơi sinh sản, nguồn hấp dẫn. Bịt kín khe hở từ miệng cống nước thải…

2.4. Ruồi cát

  • Tên khoa học: Spiriverpa Lunulata
  • Phân bố: Chúng sống chủ yếu tại các bờ song
  • Phân loại: 1 loài
  • Đặc điểm hình thái: Con trưởng thành dài 10-11mm, thân có màu xám nhạt, mắt có màu nâu đồng, chân có màu đỏ sẫm.

 

  • Phương thức sinh sản: Đẻ trứng trong đất ẩm ướt hay trong nước
  • Thức ăn chính: Ăn các chất hữu cơ có trong nước…
  • Tập tính sinh hoạt: Ruồi cát trưởng thành xuất hiện vào tháng tư và tháng chín, chúng sống trên bờ sông có nhiều cát, chúng sống trên bờ sông có nhiều cát ngoài trời không có bóng cây.

2.5. Ruồi xám

  • Tên khoa học: Sarcophagidae
  • Phân bố:
  • Phân loại: 1 loài
  • Đặc điểm về mặt hình thái: Dài 6-14 mm, ngực có màu xám nhạt và có ba sọc dọc màu xẫm, bụng cũng có màu xanh nhạt, có đốm màu xẫm tạo ra hình như bàn cờ. Vòng đời kéo dài từ 2-4 tuần.

 

  • Phương thức sinh sản: Con cái đẻ ra ấu trùng trên một môi trường có thưc ăn phù hợp (từ thit hay cá hư, phân động vật hay rác thải thực phẩm hư thối trong thùng rác). Ấu trùng ăn vài ngày sau đó di chuyển ra khỏi khu vục có thức ăn để phát triển thành nhộng ở các khu vực khô hơn bên cạnh, phát triển thành nhộng và ruồi trưởng thành.
  • Thức ăn chính: Các chất hữu cơ thối rữa, phân, xác chết chim chuột….
  • Tập tính sinh hoạt: Chúng bị hấp dẫn bởi chất thải thối rữa, hoạt động về ban ngày và nghỉ về đêm.
  • Tác hại (đối tượng bị hại): Mang mầm bệnh gây nguy hiểm cho con người, vật nuôi.
  • Phương pháp gây hại: Mang mầm bệnh ở chân và cơ thể đậu vào thức ăn của người và vật nuôi, chúng tiêu hóa ngoài nên thường nôn thức ăn ra thực phẩm, rau, trái cây, đồ ăn thức uống của con người và vật nuôi.
  • Phương pháp kiểm soát: Xử lý không gian, hạ knock-down, xử lý tồn lưu đánh bả, dùng đèn bẫy côn trùng, loại bỏ nguôn thức ăn, nơi sinh sản, nguồn hấp dẫn.

2.6. Ruồi trái cây

  • Tên khoa hoc: Drosophila species
  • Phân bố: Xuất hiện tại các vường trái cây, các chất cặn hữu cơ lên men trong các quán rượu, chậu chồng rau và nhà máy bia nước giải khát.
  • Phân loại: 1 loài
  • Đặc điểm hình thái: Dài 3mm, màu nâu vàng hay có vằn, mắt đỏ tươi, bụng hạ xuống thấp khi bay chậm, có xu hướng bay lượn. Phát triển thành ruồi trưởng thành trong 7-30 ngày, con trưởng thành sống từ 2-9 tuần. Trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng ruồi trái cây có thể hoàn thành giai đoạn phát triển chỉ trong 1 tuần.

  • Phương thức sinh sản: Chúng sinh sản trong trái cây thối, rãnh bửn thậm chí trong các giẻ lau chùi… Trứng nở thành ấu trùng và di chuyển đến nơi đất ẩm gần đó phát triển thành nhộng và ruồi trưởng thành.
  • Thức ăn chính: Trái cây thối hoạc chín…
  • Tập tính sinh hoạt: Hoạt động vào ban ngày…
  • Tác hại (đối tượng bị hại): Gây thiệt hại về năng suất cây trái…
  • Phương thức gây hại: Đẻ trứng vào trái cây chín nở thành nhộng ăn bên trong trái cây.
  • Phương pháp kiểm soát: Xử lý không gian, hạ knock-down, xử lý tồn lưu đánh bả, dùng đèn bẫy côn trùng, loại bỏ nguôn thức ăn, nơi sinh sản, nguồn hấp dẫn…

2.7. Ruồi trâu

  • Tên khoa học: họ tabanidae
  • Phân bố: Tại các trại, các hộ nông dân nuôi trâu, bò, ngựa, dê…
  • Phân loại: 1 loài
  • Đặc điểm về mặt hình thái: Con trưởng thành dài 25mm, màu đen đến nâu sẫm, có mắt xanh lá cây hay đen, con đực có mắt tiếp giáp nhau, con cái có măt cách xa nhau. Vòng đời của con trưởng thành là 30-60 ngày.

  • Phương thức sinh sản: Trứng được đẻ thành các khối có từ 100-1000 trứng trên một bề mặt thẳng đứng treo trên măt nước hay nền đất ướt thuận lợi cho ấu trùng phát triển. Trứng nở trong vòng 5-7 ngày. Chúng ngủ đông trong giai đoạn ấu trùng và phát triển thành nhộng vào mùa xuân và đầu hè…
  • Thức ăn chính: Ruồi đực chủ yếu ăn phấn hoa và mật hoa còn ruồi cái hút máu gia súc thậm chí cả người…
  • Tập tính sinh hoạt: Hoạt động vào ban ngày.
  • Tác hại (đối tượng bị hại): Gây giảm cân, truyền bệnh cho gia súc…
  • Phương thức gây hại: Cắn trực tiếp vào gia súc, mang mầm bệnh từ con có bệnh đến những con chưa có bệnh…
  • Phương pháp kiểm soát: Xử lý không gian, hạ knock-down, đánh bả, dùng đèn bẫy côn trùng…

Nếu bạn áp dụng các biện pháp mà vẫn không đuổi được ruồi ra khỏi nhà hãy liên hệ với đội ngũ bán hàng chúng tôi để được tư vấn miễn phívà hỗ trợ vấn đề nhanh chóng, tận tình nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM SOÁT DỊCH HẠI IPM

Trụ sở: Số 03, đường Quang Lai, thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Văn phòng chi nhánh: Bao phủ toàn quốc

Hà Nội            Bắc Ninh         Hải Phòng       Nghệ An         Đà Nẵng

Hưng Yên       Hà Nam           Hải Dương      Quảng Ninh    Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0976.364.613- 1900.8985

Email[email protected]

Gọi ngay
chat-active-icon
chat-active-icon